[Đây là một cái note rất ngẫu hứng được viết nhân dịp CLB Điện ảnh chiếu The Missing Picture của Campuchia, tháng 4.2015, tròn 2 năm sau khi bộ phim ra đời].
Dựa trên chính những trải nghiệm (tạm gọi là) “vùng chấn thương”
của đạo diễn Rithy Panh suốt thời kỳ chế độ Pol Pot ở Campuchia, The
Missing Picture là một sự tái diễn giải lịch sử mạnh mẽ, lạ lùng, khốc
liệt mà ngập tràn chất thơ. Giống như tinh thần “ngoài trời lại có trời” của
Phật giáo, bộ phim sẽ khiến bạn nghĩ đến cách con người mở ra rất nhiều cánh
cửa từ những bức tường lạnh lẽo hay những hàng rào bưng kín ra sao. Ai biết
được, dưới gánh nặng của chừng ấy mảnh vỡ, chừng ấy đêm đen, chừng ấy vực thẳm
(mà nếu đã từng rơi xuống đó ta sẽ mãi mãi không muốn có bất cứ ký ức nào về
nó!), Rithy Panh lại có thể đưa ta bay đến một chân trời nhẹ bồng, tươi mát,
sáng trong và trẻ thơ đến thế. Và ai biết được, chỉ với những nhân vật nặn từ
đất sét cùng một vài đoạn phim tư liệu rời rạc và đôi lời dẫn chuyện thầm thì
đơn sơ, bộ phim đã tự đưa mình thoát khỏi những khung khổ vốn có của thể loại
tài liệu, của nỗi ám ảnh về "hiện thực" và "hư cấu", rồi
định nghĩa lại nó như là một cách nhìn ngắm cuộc sống xuyên qua mọi giới hạn.
Làm sao, bạn có thể chối từ việc thưởng thức trong hạnh phúc một thứ ngôn từ nghệ thuật vừa chân phương tối giản, vừa biến ảo vô thường như thế? Hãy đến hãy xem, sẽ thấy rằng nghệ thuật đâu phải chỉ để "gõ thuyền với nhịp trăng sao", mà còn để giúp con người có đủ can đảm đối mặt với những nỗi đau và hổ thẹn trong quá khứ, mà còn để khôi phục, hàn gắn, kết nối, trị liệu cho cả một dân tộc - từ những mảnh vụn bị che giấu, những mất mát rụng rơi, những “bức ảnh thất lạc” của ký ức cá nhân. Hãy đến hãy xem, để thấy rằng ngay cả khi phải đối mặt với một thế giới đã bị băm nát và vĩnh viễn tổn thương, người ta vẫn có thể làm được nhiều điều hơn là trốn chạy, khóc than, hay gào thét với nó.
Làm sao, bạn có thể chối từ việc thưởng thức trong hạnh phúc một thứ ngôn từ nghệ thuật vừa chân phương tối giản, vừa biến ảo vô thường như thế? Hãy đến hãy xem, sẽ thấy rằng nghệ thuật đâu phải chỉ để "gõ thuyền với nhịp trăng sao", mà còn để giúp con người có đủ can đảm đối mặt với những nỗi đau và hổ thẹn trong quá khứ, mà còn để khôi phục, hàn gắn, kết nối, trị liệu cho cả một dân tộc - từ những mảnh vụn bị che giấu, những mất mát rụng rơi, những “bức ảnh thất lạc” của ký ức cá nhân. Hãy đến hãy xem, để thấy rằng ngay cả khi phải đối mặt với một thế giới đã bị băm nát và vĩnh viễn tổn thương, người ta vẫn có thể làm được nhiều điều hơn là trốn chạy, khóc than, hay gào thét với nó.
Hãy đến hãy xem, chỉ để trả lời cho một câu hỏi giản dị: một con
người cần bao nhiêu SỨC MẠNH, để, sau khi đã vượt qua cái hố đen khủng khiếp
nhất cuộc đời mình gia đình mình cộng đồng mình, lại có thể - không hằn học,
không vòng vo, không lên gân, không giễu cợt - nhìn lại tất cả bằng một cái
nhìn thấu suốt, khoan dung, dịu dàng và đẹp đẽ nhường ấy?